Trong những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo ra quá trình toàn cầu hóa kinh tế, đầu tiên là nền công nghiệp chế tạo, đặc biệt là ngành cơ khí điện tử và công nghệ thông tin. Do quá trình đổi mới kỹ thuật diễn ra nhanh chóng nên linh kiện của các sản phẩm như thiết bị ô tô, thiết bị thông tin, …có thể được phân bố sản xuất ở nhiều nước, làm cho mỗi nước có thể phát huy ưu thế của mình về mặt kỹ thuật, giá thành lao động và tài nguyên có sẵn khiến cho sản phẩm cuối cùng trở thành “sản phẩm quốc tế” mang nhãn hiệu nhiều nước, tạo ra ưu thế cạnh tranh về kỹ thuật và giá thành rất rõ ràng.
Ví dụ, công ty sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) chiếm giữ vị trí độc quyền trên toàn cầu, xong các lĩnh vực sản xuất phụ kiện của hãng máy bay này cũng do hàng chục nước và khu vực sản xuất, nên chính các công ty đa quốc gia tầm vóc lớn này thể hiện bản chất, đặc điểm quá trình Quốc tế hóa rất rõ ràng.
Với sự cạnh tranh không ngừng giữa các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển cũng như sự điều phối của chính phủ nước này, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia từ chỗ hầu hết chống lại chuyển thành dung nạp, kết nạp, hoan nghênh và hợp tác. Sự phát triển này đã góp phần đẩy nhanh tiến trình phân công quốc tế và toàn cầu hóa kỹ thuật.
Xu hướng dịch chuyển của thị trường sản xuất sản phẩm cơ khí
Trong thế ký 21, thời đại mà quan hệ quốc tế đa cực, tiêu dùng đa dạng, kinh tế toàn cầu và tự do thương mại, tiến bộ khoa học công nghệ và xã hội thông tin, coi trọng bảo vệ môi trường khiến cho vị trí ngành cơ khí chế tạo được các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Những yêu cầu đối với sản xuất cơ khí ngày càng cao theo những xu thế:
– Sản phẩm mang tính toàn cầu hóa
– Giảm chu kỳ tuổi thọ sản phẩm
– Nhu cầu sử dụng đa dạng
– Thị trường lớn và có tính cạnh tranh cao
– Tin học hóa và trí tuệ hóa mọi khâu sản xuất và lưu thông
– Tăng cường ý thức bảo vẹ môi trường
Với những yêu cầu trên, các nhà sản xuất cơ khí hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản vẫn nâng cao chế tạo sản phẩm cơ khí có hàm lượng công nghệ cao vào các cơ sở sản xuất tại thị trường nước mình và đồng thời đưa ra một số bộ phận lắp ráp sang các thị trường mới nổi với mục đích tạo ra tính toàn cầu hóa, giảm chi phí sản xuất, tận dụng nguồn lao động dồi rào giá rẻ đồng thời nâng cao lợi nhuận để quay vòng tiếp tục đầu tư vào hoạt động nghiên cuwuss và phát triển (R&D). Thị trường nổi bao gồm: Các nước Châu Mỹ Latinh, trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và các thị trường khác ở Nam Á.
Hoạt động mua lại và sáp nhập
Hiện nay, hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành cơ khí toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, rất nhiều nhà sản xuất máy móc lớn hàng đầu thế giới đã kết hợp lại với nhau, được thấy rõ rệt nhất là ngành cơ khí ô tô. Ba nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Mỹ là GM, Ford và Chrysler đã sáp nhập với nhau, trong một số trường hợp đã thiết lập những chiến lược hợp tác kinh doanh với các nhà sản xuất ô tô ở châu Âu và Nhật Bản.
Sáp nhập của Chrysler Daimler-Benz là sự sáp nhập đầu tiên của một nhà sản xuất ô tô ở Châu Âu với mục đích củng cố thị trường Mỹ. Năm 2009, hiệp các đại lý tiêu thụ xe tại Mỹ (AIADA) thông báo hãng sản xuất xe Trung Quốc – Geely chắc chắn sẽ đề nghị mua lại thương hiệu Volvo của Ford trong nỗ lực mong muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên thị trường ô tô quốc tế trong thời khủng hoảng. Nếu thương vụ trên thành công, Geely muốn giữ thương hiệu Volvo như một thương hiệu xe quốc tế thay vi tập trung vào thị trường Trung Quốc.
Xu hướng liên kết giữa cơ khí và điện tử tạo thành lĩnh vực cơ khí đầy tiềm năng – Cơ khí điện tử
Cơ điện tử là khái niệm ra đời tại Nhật bản xuất phát tù nhu cầu phát triển các sản phẩm cần công nghệ tích hợp liên ngành giữa cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin và điêu khiển hệ thống. Sự tích hợp này tạo nên một công nghệ mới, trong đó có sự chuyển biến về chất của tư duy công nghiệp mà trọng tâm là tư duy công nghệ tạo nên đổi mới và xúc tiến với các giải quyết những vấn đề kỹ thuật tổng hợp. Công nghệ này đã tạo ra nhiều sản phẩm mới và đã cung cấp giải pháp tăng hiệu quả và tính năng của thiết bị công nghiệp.